Thursday, November 14, 2024

Vẻ đẹp châu Âu: Đức



Phần 1: Vài nét về con người Đức

Nước Đức nằm tại trung tâm châu Âu, là một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong lục địa này mà còn ở quy mô toàn cầu.

Đa phần người Đức chính gốc ngày nay là con cháu của các bộ tộc German cổ xưa. Bước vào thời kỳ trung cổ, các dân tộc nói tiếng Đức đã thành lập được các vương quốc lớn nhỏ khác nhau ở miền trung châu Âu. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa góp phần làm các dân tộc Đức dần lớn mạnh. Trong thế kỷ 19, hai quốc gia nói tiếng Đức hùng mạnh nhất là Phổ (Prussia), nằm ở miền Bắc nước Đức ngày nay và Áo.

Năm 1871, Phổ thống nhất hàng chục tiểu quốc nói tiếng Đức nhỏ lẻ lại và lập nên Đế quốc Đức hùng mạnh, tuy nhiên về sau cũng chính là thủ phạm gây nên bao tang tóc tại châu Âu trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Sau khi bại trận, Đức bị cắt làm hai phần: Tây Đức theo tư bản chủ nghĩa và Đông Đức theo xã hội chủ nghĩa. Năm 1989, Đông Đức sụp đổ và hai nước Đức lại hợp nhất làm một, trở thành quốc gia đông dân thứ nhì châu Âu (sau Nga) và là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu. Bên cạnh nước Đức, cũng có một số quốc gia đa phần dân cư nói tiếng Đức nhưng lại là các nước độc lập, đó là Áo và Thụy Sĩ.

Ngày nay, dân số Đức khoảng hơn 84 triệu người, bao gồm người Đức da trắng (chiếm 70% dân số), cùng rất nhiều các cộng đồng nhập cư (chiếm 30% còn lại) như người Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Nga và cả người gốc Việt.

Bên cạnh các công dân có quốc tịch Đức, ngày nay ước tính có khoảng 70 triệu kiều dân gốc Đức sống ở nước ngoài. Đông nhất là cộng đồng người Mỹ gốc Đức, lên tới hơn 40 triệu người. Ngoài ra, người gốc Đức còn sống ở các nước khác như Brazil, Argentina, Canada.

Phần 2: Đức tại các cuộc thi sắc đẹp

Trong lịch sử thi sắc đẹp, Đức đã giành được một số thành tích nổi bật. Quốc gia này đã 1 lần đăng quang Miss World (thực ra là 2, nhưng có 1 lần bị tước), 1 lần Miss Universe và 3 lần Miss International.

Tại Đức, ngày nay các cuộc thi sắc đẹp không còn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đại bộ phận công chúng.


Phần 3: Bản đồ sắc đẹp Đức


Bản đồ các bang của Đức

Đông

Berlin là thủ đô hiện tại của nước Đức

Berlin 1: thí sinh từng đại diện cho Đức thi Manhunt International

Saturday, November 9, 2024

Hà Lan (Groningen 1)

Chùm ảnh: Melissa Bottema - đại diện của Hà Lan tại Miss Grand International 2023 và lọt vào top 10 chung cuộc. Cô đến từ tỉnh Groningen, Hà Lan. 








Tuesday, October 8, 2024

Vẻ đẹp châu Âu: Hà Lan



Phần 1: Vài nét về con người Hà Lan

Bất chấp hoàn cảnh địa lý khó khăn, diện tích và dân số khiêm tốn, Hà Lan vẫn trở thành một cường quốc ở khu vực châu Âu.

Sau khi giành độc lập từ tay vương triều Habsburg của Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, Hà Lan nhanh chóng phát triển theo con đường tư bản và nhanh chóng trở thành một trong những nước dẫn đầu về kinh tế, khoa học và văn hóa của châu Âu. Sang thế kỷ 17, Hà Lan vươn mình trở thành một đế quốc hùng mạnh, có ngành hàng hải phát triển và dần thôn tính một số vùng đất làm thuộc địa, trong đó lớn nhất là Indonesia ở châu Á.

Sau khi bị tàn phá nặng nề trong Thế chiến thứ 2, Hà Lan mất dần các thuộc địa ở hải ngoại. Quốc gia này trở thành một trong những thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu (EU) ngày nay và tiếp tục phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Ngày này Hà Lan là một trong những nước giàu có nhất ở châu Âu. Bên cạnh đó, xã hội Hà Lan ngày càng trở nên cởi mở và tiến bộ. Năm 2001, Hà Lan ghi tên vào lịch sử thế giới với tư cách quốc gia đầu tiên công nhận hôn nhân đồng giới.

Ngày nay, dân số Hà Lan khoảng 18 triệu người. Dân cư nước này bao gồm người Hà Lan bản địa và người dân có gốc nước ngoài (từ các nước châu Âu, châu Á và châu Phi khác nhập cư vào Hà Lan). Người gốc Hà Lan cũng sinh sống ở nhiều nước khác trên thế giới, như Mỹ và Nam Phi.

Phần 2: Hà Lan tại các cuộc thi sắc đẹp

Trong lịch sử thi sắc đẹp, Hà Lan cũng đã giành được một số thành tích nhất định. Quốc gia này đã 2 lần đăng quang Miss World, 1 lần Miss Universe và 1 lần Miss International.

Giống như nhiều nước châu Âu khác, các cuộc thi sắc đẹp tại Hà Lan dần thoái trào và không còn thu hút sự đón nhận của công chúng như trước. Trong những năm trở lại đây, cái tên Hà Lan không còn lập nhiều thành tích sắc đẹp ấn tượng như xưa. Một số thành tích tiêu biểu của Hà Lan đáng chú ý gần đây là á hậu 3 Miss Universe 2014 và top 10 Miss Grand International 2023.

Phần 3: Bản đồ sắc đẹp Hà Lan

Bản đồ Hà Lan

Tây

South Holland là tỉnh nằm phía Tây Hà Lan, có dân số đông nhất nước này.   

South Holland 1: trai Hà Lan thủ dâm

Bắc

Groningen là một tỉnh nằm ở phía Bắc của đất nước Hà Lan. 

Groningen 1: Melissa Bottema, Miss Grand Netherlands 2023

Monday, September 30, 2024

Vẻ đẹp châu Âu: Bỉ



Phần 1: Vài nét về con người Bỉ

Bỉ là một vương quốc nằm ở trung tâm của Tây Âu, nằm giữa hai nước lớn Pháp và Đức. Dân số Bỉ hiện nay khoảng hơn 10 triệu người. Bỉ hiện là một nước phát triển với GDP đầu người cao. Thủ đô Brussels của Bỉ cũng được coi như thủ đô thực tế của Liên minh châu Âu (EU) - một mô hình liên kết tập hợp các nước châu Âu có dân số trên 400 triệu người.

Về mặt dân tộc, không có một dân tộc Bỉ hay tiếng Bỉ như các nước châu Âu khác (người Anh ở nước Anh, người Pháp ở nước Pháp). Thực chất, Vương quốc Bỉ là một quốc gia khá “mới” tại châu Âu. Vào năm 1830, nước Bỉ được thành lập, gộp từ hai vùng Flanders (nói tiếng Hà Lan) và Wallonia (nói tiếng Pháp). Hai vùng này thỉnh thoảng vẫn có những mâu thuẫn về chính trị, khiến chính phủ Bỉ đôi khi không ổn định.

Ngày nay, bên cạnh người Bỉ chính gốc thì nước Bỉ còn có một bộ phận người nhập cư đông đảo từ các nước châu Âu khác và cả các nước Trung Đông.

Phần 2: Bỉ tại các cuộc thi sắc đẹp

Tính cho đến thời điểm hiện tại, Bỉ là nước Tây Âu hiếm hoi chưa từng đăng quang tại một cuộc thi quốc tế lớn nào. Tuy nhiên, cuộc thi Hoa hậu Bỉ có lịch sử lâu đời vẫn còn được tổ chức đều đặn thường niên chứ chưa đến nỗi suy tàn hay đi vào dĩ vãng như nhiều cuộc thi cấp quốc gia ở các nước châu Âu khác.

Thành tích tốt nhất của nước Bỉ tại các cuộc thi quốc tế gồm: á hậu 4 Miss Universe 1981 và top 10 Miss World 1996

Phần 3: Bản đồ sắc đẹp Bỉ

Bản đồ Bỉ

Brussels 

Brussels 1: Trích đoạn một bộ phim ngắn sản xuất tại Bỉ

Thursday, September 26, 2024

Bỉ (Brussels 1)

Hình ảnh trong một bộ phim ngắn sản xuất tại Bỉ:



Kỷ nguyên Trung Quốc tại các cuộc thi sắc đẹp

Đầu thập niên 2000, từ một nước rất hiếm khi tham gia các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, Trung Quốc bỗng nổi lên thành một hiện tượng trong mảng sắc đẹp cả về thành tích thi thố lẫn độ chịu chơi. Tuy nhiên thời kỳ ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại các cuộc thi nhan sắc lớn có thể coi như đã chấm dứt.

Thế kỷ 20 

Các cuộc thi sắc đẹp quốc tế lâu đời nhất (Miss World, Miss Universe, Miss International) ra đời từ thập niên 1950 và 1960 rồi nhanh chóng phát triển, ngày càng thu hút nhiều nước và vùng lãnh thổ tham dự. Tuy nhiên, Trung Quốc hầu như đứng ngoài mảng hoa hậu do bối cảnh chính trị, xã hội của nước này. Hầu như trong những năm thế kỷ 20, Trung Quốc đại lục không cử thí sinh dự thi. Thời kỳ này, các thí sinh người Hoa trên sân khấu các cuộc thi lớn thường là hoa hậu của các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao, hoặc đại diện cho các nước có đông Hoa kiều như Singapore, Malaysia.

Năm 1994, Trung Quốc lần đầu cử đại diện thi Miss World, nhưng họ bỏ thi liền nhiều năm sau đó tới năm 2001 mới thi lại.

Thời kỳ thăng hoa 

Năm 2001, đại diện Trung Quốc tham dự Miss World lần thứ 2 và lọt vào đến top 5. Thành tích top 5 lại được lặp lại lần nữa tại Miss World 2002. Cũng trong năm 2002, Trung Quốc lần đầu gửi đại diện thi Miss International (không lọt top) và Miss Universe (đoạt á hậu 2).


Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc liên tục lập được các thành tích khủng tại các cuộc thi sắc đẹp. Ở Miss World, Trung Quốc đăng quang hai lần vào các năm 2007 và 2012. Tại Miss Universe, nước này có thêm 1 lần được á hậu nữa năm 2011 (á hậu 4). Còn ở Miss International, Trung Quốc có thành tích cao nhất là á hậu 2 năm 2010.

Cùng với việc thăng hạng tại các cuộc thi, Trung Quốc cũng dành sự đầu tư lớn chưa từng thấy với các cuộc thi sắc đẹp. Nước này trở thành chủ nhà thường xuyên của Miss World (giai đoạn 2003-2018, Trung Quốc đăng cai Miss World tổng cộng 9 lần). Tại đảo Hải Nam, một nhà hát hoành tráng được xây để dành tổ chức Miss World. Ảnh hưởng của Trung Quốc lớn đến nỗi fan sắc đẹp cảm giác người Trung Quốc mới là chủ của cuộc thi, khi mà sash ghi tên nước của thí sinh được ghi song ngữ Anh-Trung.


Một cuộc thi khác cũng chứng kiến ảnh hưởng rõ rệt của Trung Quốc là Miss International thuộc sở hữu của một đơn vị Nhật Bản. Nếu tính cả Ma Cao (là đơn vị hành chính đặc biệt thuộc Trung Quốc), thì Trung Quốc đã đăng cai Miss International tổng cộng 6 lần trong giai đoạn 2004-2011. Ảnh hưởng Trung Quốc trong những năm Miss International tổ chức ở đây cũng rất rõ rệt. Ví dụ vào một số năm như 2008-2009, lúc đăng quang các thí sinh không mặc trang phục dạ hội như thông thường, mà mặc… đồng phục xường xám của Trung Quốc.


Chưa hài lòng với việc đăng cai các cuộc thi lâu đời, người Trung Quốc cũng có tham vọng lập ra một cuộc thi sắc đẹp của riêng họ, có tên Miss Tourism Queen International (tiếng Việt gọi là Nữ hoàng Du lịch Quốc tế). Cuộc thi này tổ chức lần đầu năm 2004, có năm thu hút tới hơn 100 thí sinh dự thi và từng được một trang sắc đẹp tên Global Beauties xếp vào nhóm 5 cuộc thi sắc đẹp lớn nhất khi đó.

Giai đoạn lao dốc

Đầu thập niên 2010, những dấu hiệu thoái trào đầu tiên xuất hiện lẻ tẻ. Năm 2012, cuộc khủng hoảng ngoại giao gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật Bản bùng nổ, dẫn đến việc Trung Quốc bỏ ghế trống không thi Miss International năm đó. Từ năm 2012 về sau, Trung Quốc không còn tham gia đăng cai Miss International nữa, cuộc thi này trở về Nhật Bản liên tục cho tới ngày nay.

Từ thập niên 2010, cuộc thi Miss Tourism Queen International ngày càng sa sút và cuối cùng bị đá ra khỏi hệ thống Grand Slam của Global Beauties.

Trung Quốc vẫn còn tiếp tục đăng cai Miss World tới năm 2018. Tuy nhiên, “hoa hậu” trong showbiz Trung Quốc dần mất đi giá trị và không còn được ưa chuộng như trước. Thành tích của các đại diện Trung Quốc tại Miss World ngày càng yếu dần, các năm 2017-2021 chỉ lọt top rìa, và đến năm 2023 thì trượt top 40, chính thức cắt đứt chuỗi vào top liên tục của nước này từ năm 2014.

Sự xuống dốc của Trung Quốc cũng được ghi nhận tại nhiều cuộc thi sắc đẹp khác. Sau khi trải qua đại dịch Covid, quốc gia này dường như chẳng thèm đoái hoài tới các cuộc thi quốc tế nữa. Đỉnh điểm là vào năm 2023, Trung Quốc bỏ thi một loạt các cuộc thi như Miss Universe (do trục trặc visa), Miss International, Miss Supranational và Miss Grand International.

Dễ thấy một quy luật phổ biến là khi các nước phát triển lên, các cuộc thi sắc đẹp ngày càng mất chỗ đứng. Nhưng sự mất hứng của Trung Quốc với các cuộc thi quốc tế được đánh giá là khá nhanh và mạnh, có thể thấy rõ khi so với các nước Đông Á còn lại. Nhật Bản, Hàn Quốc dù không còn trọng hoa hậu nữa nhưng vẫn gửi thí sinh đều đặn đi thi quốc tế và đôi khi còn lọt top. Ngay cả vùng lãnh thổ Đài Loan từng bị Trung Quốc nhiều lần chèn ép, gây khó dễ mấy năm gần đây còn tìm cách quay trở lại tham dự với dải sash Taiwan mà họ mong muốn, chứ không phải là Chinese Taipei theo như phía Trung Quốc đòi hỏi.