Monday, December 20, 2021

Hoa hậu Nam Phi bị dọa giết


Vừa khóc vừa phát biểu trước báo giới, Lalela Mswane (Hoa hậu Nam Phi 2021, á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ 2021) nói: "Tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Tôi cảm thấy chút tức giận vì tôi biết tôi không làm gì sai cả."
 
Sau khi đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Nam Phi, Lalela Mswane trở thành đại diện chính thức của đất nước này tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ - Miss Universe 2021 tổ chức tại Israel.
 
Ngay lập tức, những nhóm người ủng hộ Palestine và chống Israel bèn gây áp lực để buộc hoa hậu Nam Phi phải rút khỏi cuộc thi. Chính phủ Nam Phi sau đó ra tuyên bố không ủng hộ hoa hậu sang Israel dự thi.
Chưa dừng lại ở đó, những kẻ cực đoan thậm chí còn nhắn tin đe dọa tính mạng của hoa hậu.
 
"Đôi lúc, tôi tự hỏi quyết định dự thi của mình có đúng hay không. [...] Và khi bị dọa g.i.ế.t, không thể ngủ được, tôi không nghĩ tôi có đủ sự chuẩn bị cho cuộc thi, cho nên với tôi, vị trí thứ ba là chiến thắng lớn nhất mà tôi có thể giành được, và tôi vô cùng tự hào về bản thân."
 
Trở về quê nhà với ngôi vị á hậu 2 Miss Universe 2021, Lalela được nhiều người dân tại quê nhà chào đón. Nhưng tại sân bay, những người phản đối cũng đem cờ Palestine đến hô hào chống lại hoa hậu.
 
Về mặt lịch sử, Palestine từng ủng hộ người da đen chống lại chế độ "apartheid" phân biệt chủng tộc của tầng lớp da trắng từng cai trị Nam Phi. Do mối quan hệ lịch sử này, những người ủng hộ Palestine cho rằng việc Nam Phi cử thí sinh đi thi Miss Universe tại Israel như một hành động "phản bội". Họ cho rằng điều đó đồng nghĩa với việc hoa hậu Nam Phi "hùa theo" chính phủ Israel đàn áp người Palestine. Họ chế ảnh, gọi hoa hậu Nam Phi là "Miss Apartheid".

Monday, December 13, 2021

Đài Loan (Cao Hùng 1)

Bài này là chùm ảnh một trai đẹp đến từ thành phố Cao Hùng (Kaohsiung), phía Nam của Đài Loan. Tài khoản fb của bạn này xem ở đây.











Câu chuyện Miss Vote


Câu hỏi 1: Kim Duyên lọt top nhờ vé vote hay điểm của giám khảo?


Câu trả lời ngắn: mình không biết, cũng chẳng cách nào biết được.

Câu trả lời dài: rất khó xác định được Duyên lọt top nhờ vote hay không. Để mình giải thích chi tiết. Trong các kỳ Miss Universe từ 2011 đến nay, có 5 lần ban tổ chức cho khán giả vote 1 thí sinh vào top chung kết. Đó là 2011 (Bồ Đào Nha), 2013 (Philippines), 2016 (Thái Lan), 2020 và 2021 (Việt Nam).

Theo thể lệ công bố top, dù những thí sinh này có vào bằng điểm giám khảo thì ban tổ chức vẫn sẽ công bố ai là người giành nhiều vote nhất để thể hiện sự trân trọng với nỗ lực của fan sắc đẹp nước đó. Ví dụ năm 2016, ad tin nếu ban tổ chức đổi thể lệ chỉ chấm top 13 dựa trên điểm, không tính vote thì Chalita Suansane (Thái Lan) vẫn sẽ vào top 6. Việc công bố Chalita lọt top nhờ vé vote là không đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn Thái Lan chỉ vào top nhờ vote năm đó.

Do vậy với Kim Duyên, có 2 khả năng. Khả năng 1: điểm của Duyên không đủ vào top 16, cô được khán giả đưa vào top 16 nhờ vote và MC công bố cô được bình chọn vào top. Khả năng 2: điểm của Duyên đủ vào top 16 (ví dụ hạng 12 hoặc hạng 16) và đồng thời có vé vote, ban tổ chức vẫn công bố cô vào nhờ bình chọn của fan.

Cả hai khả năng này đều có thể xảy ra. Do vậy việc fan cứ tranh cãi về việc Duyên lọt top nhờ vote hay không trên thực tế là dựa trên những dữ kiện không đầy đủ, trừ khi chúng ta có thể trói dì Paula Shugart lại và ép bà nộp bảng điểm gốc ra. Nó tốn thời gian mà không thực sự khẳng định điều gì. Ai từng làm bài tập đọc IELTS thì nó giống như việc gặp phải câu ‘NOT GIVEN’ vậy, việc cố tìm câu trả lời ‘Duyên lọt top nhờ vote?’ giống như việc cố ép câu ‘NOT GIVEN’ đó thành ‘TRUE’ hay ‘FALSE’.

Trường hợp công bố vote của Miss Universe khá khác với giải ‘Most Popular Vote’ tại Miss Grand International hay vé bình chọn khán giả ở Miss World một số năm. Do format đặc biệt của MGI (gọi thẳng giải vote vào hẳn top 10, vượt qua cả top 20) nên có thể dễ dàng kết luận thí sinh đó lọt top nhờ vote hay không. Ví dụ năm 2019, Kiều Loan thực sự đã bị loại khỏi top 20 khi danh sách 20 người đẹp thi áo tắm chung kết không có tên Việt Nam, nhưng sau đó vote đưa cô gái vào top 10. Năm 2017, thí sinh Indonesia vào top 10 nhờ vote, nhưng trước đó top 20 cô gái này đã được gọi tên và xuất hiện trong phần thi áo tắm. Năm 2013, Miss World còn chơi lớn hơn nữa khi thí sinh Gibraltar được gọi tên hẳn vào… top 6, dù trước đó cô gái này bị loại ngoài top 20. Trong khi đó, Miss Universe gọi tên thí sinh vote đồng thời với danh sách top 13/16/21, nên không thể kết luận rõ ràng.

Câu hỏi 2: Có nên phân biệt giữa việc lọt top nhờ thực lực hay vote?

Câu trả lời này phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của từng fan sắc đẹp, mình nghĩ là không nên miễn cưỡng ép buộc, nhưng ít nhất hãy dành sự tôn trọng tối thiểu cho các đại diện Việt Nam thi quốc tế.

Với trường hợp của vé vote của Miss Universe từ 2011 đến nay, việc không rõ thứ hạng chỉ nhờ điểm giám khảo của các người đẹp vote, như đã nói ở trên, khiến việc tranh cãi trở nên mất thời gian, khoét sâu sự chia rẽ giữa các nhóm fan sắc đẹp trong nước.

Với quan điểm cá nhân của mình, mình có quan tâm, nhưng không đặt nặng chuyện phân biệt vote hay không vote. Điều mình quan tâm hơn là mình có thích thí sinh đó hay không. Ví dụ với Kim Duyên, dù trượt hay vào top, vào nhờ vote hay không nhờ vote thì mình vẫn quý cô gái này vì dù còn nhiều khuyết điểm, Duyên cũng đã cho thấy sự cố gắng trong khả năng của chính cô. Có thể sự cố gắng đó là chưa đủ với kỳ vọng của nhiều fan, nhưng cũng vẫn là cố gắng.

Thêm nữa, nếu fan sắc đẹp chỉ ủng hộ những người đẹp lọt top nhờ điểm, chê bai những người lọt top nhờ vote thì mình thấy nó chỉ càng tăng áp lực lên các đại diện đi thi quốc tế. Cá nhân mình nghĩ rằng một thí sinh đã mang sash Việt Nam thì nên được nhận sự ủng hộ tối thiểu, còn nếu không ủng hộ thì hãy đơn giản là mặc kệ cô ta.

Cá nhân mình nói thẳng cũng không thích một số đại diện Việt Nam thi quốc tế, nhưng với vai trò là ad của một blog be bé hay viết về hoa hậu, mình cố gắng hạn chế tối đa những bình luận tiêu cực, vì thấy nó không mang đến cái gì tốt cho mình hay cho ai khác, mà còn vô tình làm mọi người tốn thời gian vào những điều tiêu cực như cãi nhau trên mạng xã hội.

Review kết quả Miss Universe 2021


Bài này gọi là review kết quả cuộc thi thôi, vì ad không xem Miss Universe 2021. Sáng này đi làm, chiều về kiếm video để xem thì chẳng thấy, lên YouTube toàn clip mờ, xấu fan tải lên để tránh bản quyền. Thế là thôi xác định không xem nữa.
 
1. Về Việt Nam: ad kịp xem phần gọi top 16 trước khi đi làm. Khi Kim Duyên lọt vào top 16 thì ad cực kỳ mãn nguyện rồi. Hồi Khánh Vân thi xong, ad không kỳ vọng nhiều vào Duyên, nhưng những nỗ lực thay đổi bản thân của cô gái này khiến ad thích thú và ủng hộ. Top 16 là một thành tích đẹp cho cô gái này, khiến cái tên Việt Nam lại một lần nữa vang lên trong chung kết. Nhìn một cách tích cực thì Việt Nam vẫn có thứ hạng, gây ấn tượng đẹp với các thí sinh bạn cùng thi. Với cá nhân ad, ad có động lực tập thể dục nhiều hơn và muốn ăn bánh tét lá cẩm nếu có dịp vào Nam, hí hí.
 
Đôi lời gửi gắm các fan sắc đẹp: đừng nên quá kỳ vọng một cô gái xa lạ mang đến niềm vui cho mình. Cái top 5, top 16 của một người đẹp Việt Nam có thể khiến mình vui 1 ngày, 2 ngày rồi quên, nhưng với những cô gái đó là sự nỗ lực liên tục tính bằng năm. Thay vì ném đá chê bai, ad thấy tốt hơn là hãy góp ý tích cực, và tự cải thiện chính bản thân mình. Đừng tiếc cái gì đã qua, hãy hướng tới cái tốt đẹp còn đang ở phía trước.
 
2. Năm nay, kết quả cuộc thi có quá nhiều bất ngờ chứ không dễ đoán như mùa thi 2020. Khi ba cái tên The Bahamas, Aruba và Singapore được gọi vào top, ad nghĩ luôn: ‘Phen này El Tocuyo một mùa bội thu rồi’. Việc Brazil trượt top khá đau, ad nghĩ dù mất phong độ nhưng Brazil có thể vẫn được vớt vát ở top 16 chứ không đến nỗi out thẳng cẳng. Thái Lan năm nay trượt top xứng đáng khi không thể hiện được đúng tinh thần ‘Real Size Body’ khi cô gái này trình diễn mất tự tin, cũng như tụt dốc phong độ so với chính mình lúc đăng quang trong nước. Ad hy vọng Miss Universe Thailand 2022 sẽ là một mùa thi mới tập trung vào những nhan sắc thiện chiến, có sự chuẩn bị lâu dài cả về sắc lẫn trí, chứ không quá thiên về ‘key word’, ‘nuốt mic’ nữa.
 
3. Anh (Great Britain) và Pháp tiếp tục là 2 cái tên của châu Âu đi tiếp vào top 16. Năm nay khá tiếc cho người đẹp Bỉ và Tây Ban Nha. Cứ đà này, ad nghĩ sự nguội lạnh của châu Âu với Miss Universe sẽ ngày càng trầm trọng khi các nước nhỏ nghĩ rằng ‘có thi nữa cũng thế thôi’.
 
4. Khu vực châu Á nên ăn mừng với chiến thắng xứng đáng của Ấn Độ, kèm theo các thành tích rất tốt của các đại diện khác như Philippines (top 5), Nhật Bản, Singapore và Việt Nam (top 16). Sau năm 2017 thì năm nay, cả 3 vùng Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á đều có đại diện vào top.
 
5. Kỳ vọng cho Miss Universe 2022. Ad hy vọng các cuộc thi cấp quốc gia sẽ sớm khởi động và chọn được đại diện xứng đáng tham dự cuộc thi tới. Mong là năm 2022, địa điểm đăng cai thay đổi và tình hình dịch bệnh cải thiện hơn sẽ giúp số thí sinh tăng lên khoảng 90 nước, và các nước Indonesia và Malaysia sẽ quay lại dự thi. Những nước lỡ trượt top năm nay hay kết quả chưa như mong muốn sẽ tìm ra chiến lược phù hợp để ‘come back’.
 
Dự đoán vu vơ, nếu năm 2022 lại có top 16 thì những nước sau nhiều khả năng vào top: Mỹ, Venezuela, Colombia, Pháp, Nam Phi, Ấn Độ, Philippines (sash mạnh tiếp tục duy trì chuỗi lọt top), Brazil, Thái Lan, Indonesia (team phục thù). Thực sự ad thấy so với Miss World và Miss Grand International, độ ổn định của các sash mạnh ở MU là rất cao, dù có out cũng chỉ 1 năm thôi là sẽ bật trở lại.
 
Về phần Miss Universe Vietnam 2022, cá nhân ad muốn cuộc thi sẽ tiết giảm những thử thách thừa thãi, gây ức chế tạo drama kiểu series thực tế (ngồi bàn tiệc với trai lạ) mà hướng tới các bài học cụ thể về thể lực, tri thức, ứng xử.

Tuesday, November 30, 2021

Đài Loan (Đài Trung 1)

Một người mẫu nam đô con đến từ thành phố Đài Trung, thuộc miền Trung của Đài Loan:



























Wednesday, November 10, 2021

Đài Loan (Nghi Lan 1)

Chùm ảnh của một chàng trai đồng tính tên Ryan (click để xem insta) đến từ Nghi Lan (Yilan), Đài Loan. Bạn trai của anh này cũng tham gia chụp cùng bộ ảnh.